Thứ Sáu, 21 tháng 6, 2019

Ứng dụng máy đọc mã vạch với quản lý thư viện


Việc sử dụng mã vạch đang ngày càng phổ biến và được ứng dụng rất rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, từ kinh doanh, bán lẻ cho tới ngành y tế, quản lý bảo hiểm y tế, bệnh nhân, thuốc men… Tương tự đối với quản lý sách, tài liệu trong thư viện, máy đọc mã vạch cũng cho thấy những tính năng rất phù hợp, hỗ trợ thủ thư rất đắc lực trong việc kiểm soát các đầu sách, mượn, trả sách… Sử dụng máy quét mã vạch giúp con người bớt đi rất nhiều công sức, thời gian đồng thời chất lượng công việc cũng tăng lên rất nhiều.
Ứng dụng máy đọc mã vạch với quản lý thư viện
Quản lý sách thủ công mất rất nhiều thời gian

Hiện nay, gần như tất cả các thư viện đều đang áp dụng hệ thống quản lý thư viện, theo đó bao gồm một phần mềm hệ thống giúp cập nhật, quản lý và lưu trữ thông tin hệ thống sách và tài liệu trong thư viện; máy quét mã vạch hay còn gọi là máy đọc mã vạch, đầu đọc mã vạch. Chiếc máy quét mã vạch này có tác dụng quét các loại mã vạch được in hoặc dán trên bìa sách, sau đó giải mã các mã vạch đó thành các thông tin cụ thể như tên sách, giá tiền, số lượng… hiển thị trên phần mềm và lưu trên phần mềm quản lý bằng mã vạch.
Việc sử dụng đầu đọc mã vạch, giúp các nghiệp vụ của thư viện như mượn trả sách, bán sách, nhập sách làm thủ công rất vất vả về mặt sổ sách giấy tờ nay trở nên gọn nhẹ, nhanh chóng hơn và chính xác hơn.
Ứng dụng máy đọc mã vạch với quản lý thư viện
Sử dụng máy đọc mã vạch trong quản lý sách

Cụ thể máy đọc mã vạch sẽ giúp thủ thư trong các công đoạn như dưới đây:
Quản lý sách nhập: Khi sách được nhập về, chỉ cần dán cho mỗi đầu sách một mã vạch, trên mã vạch đó chứa toàn bộ thông tin liên quan đến cuốn sách, thông tin này đã được lưu trên cơ sở dữ liệu hệ thống và phần mềm thư viện. Sau khi dán mã vạch cho sách, người ta quét các mã vạch này để các thông tin về lần nhập sách đó như các tựa sách, số lượng lưu vào hệ thống.
Quản lý bán sách: Tương tự như khi bạn đi mua hàng tại cửa hàng tiện lợi, thủ thư sẽ quét mã sách để lấy các thông tin về sách, đơn giá sau đó giao sách và hóa đơn tổng tiền cho bạn đẻ thanh toán. Việc này sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian so với việc làm thủ công. Sách sẽ nhanh chóng được tính tiền để thanh toán, và đóng gói giao cho khách mua.
Ứng dụng máy đọc mã vạch với quản lý thư viện
Giảm thời gian chờ đợi cho độc giả khi dùng máy đọc mã vạch

Tương tự đối với việc mượn, trả sách, người đọc sẽ cần đăng kí với thư viện để được cấp thẻ thư viện, trên đó có mã vạch lưu thông tin liên quan đến người mượn. Sau đó, mỗi lần mượn sách, thủ thư chỉ cần quét mã vạch của sách và mã vạch trên thẻ thư viện của người mượn, không cần mất công ghi chép tên người mượn, đầu sách mất thời gian và dễ gây nhầm lẫn. Tất cả thông tin về sách và người mượn sách đều được lưu thông tin rõ ràng trên hệ thống phần mềm, nhanh gọn, chính xác. Tương tự với việc trả sách, máy quét mã vạch là thiết bị thay thế hoàn toàn thao tác thủ công của con người, việc trả sách trở nên nhanh chóng khi không phải mất công dở lại các sổ sách đã lưu trước đó rất lâu để hoàn thành nghiệp vụ; đôi khi phải đối mặt với tình trạng thất lạc, hư hỏng sổ sách…
Do đó với tính tiện lợi, chính xác và chặt chẽ như vậy, chắc chắn mỗi thư viện nên chuẩn bị cho mình một hệ thống quản lý sách vở, tài liệu, thẻ thư viện bằng mã vạch. Điều này sẽ góp phần làm giảm chi phí nhân công, kiểm kê, trông coi; quản lý chính xác hơn, tránh được những nhầm lẫn thất thoát không đáng có.
Một số máy đọc mã vạch phù hợp cho thư viện, các bạn có thể tham khảo theo các đường dẫn dưới đây:
https://thietbibanhang.net/may-quet-ma-vach-cho-nha-sach-thu-vien.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét